Nghĩa trang Ninh Hải của Hải Phòng, một trong những kết thúc bi thảm của các đại ca và ong ve trong hành trình "lấy số". TT - Không ruột thịt, không ân huệ sâu nặng, không tình nghĩa cao dày, thậm chí có thể còn chưa biết rõ nhau... nhưng chúng có thể sẵn sàng chết, sẵn sàng tù tội hay sẵn sàng giết người vì nhau... Đó là mối quan hệ ong (đàn em) và anh (đàn anh), đặc tính số một của giang hồ đất cảng hiện nay.
>> Mùi máu>>Giang hồ vô chủ
Những con ong mù quáng
- “... Anh có biết như thế là có thể phạm tội giết người không?
- Dạ có!
- Anh có biết giết người sẽ ngồi tù hoặc tử hình không?
- Dạ có!
- Người ta đe dọa, cướp bóc, đánh đập hay xúc phạm gì anh mà phải giết?
- Dạ không!
- Vậy tại sao anh lại quyết tâm hành hung người ta một cách nhẫn tâm?
- Dạ vì anh cháu bảo bọn nó coi thường anh ấy!
- Anh nào?
- Dạ anh T. là người chơi cùng nhóm bọn cháu!...”.
Trên đây là trích đoạn nội dung bản cung của một tên phạm tội cố ý gây thương tích ở Hải Phòng. Tên này đã khai báo rất thật rằng hắn cùng đồng bọn định giết người chỉ vì đại ca của bọn chúng nói rằng đã bị nạn nhân... coi thường.
Với Vinh “lì” thì đã gọi là anh có nghĩa là mình sẵn sàng “xuống đường” (chém giết) vì anh bất cứ lúc nào. Khi Dung “hà” chết, Giới “trâu” - đệ tử của thị - từ Sài Gòn về Hải Phòng tụ tập ba bốn chục chú ong để “lấy số”. Danh sách những đại ca cần phải lấy máu được Giới “trâu” đưa ra toàn những tay cộm cán khét tiếng, ong ve nhâu nhâu, khát máu tột độ. Đám ong ve của Giới “trâu” không lạ gì bọn này, thậm chí nghe tiếng chúng còn như nghe sấm dậy.
Thế nhưng chỉ trong vòng mấy tháng, những con ong ấy đã “chăm chỉ” chém giữa mặt, đâm thẳng bụng từng “quả núi” danh tiếng lẫy lừng ấy mà không hề run tay. Có được bản lĩnh đó chính là do huyết lệnh của đàn anh truyền xuống. Vinh “lì” bảo: đã là ý muốn của anh, đã có anh đứng đằng sau thì không còn kẻ nào đáng sợ nữa. Sự thần phục đại ca được giới giang hồ tuân thủ như tà giáo.
Chúng còn đón ý muốn của đại ca như đón khẩu dụ, thánh chỉ của hoàng thượng. Thanh “trọc”, một đàn em của đại ca Tú “mừng” ở phố Cái Dài, cũng từng đập chai đâm nát mặt một “thằng đeo kính Hong Kong và xích vàng quá to” ngồi ở bàn “VIP” trong vũ trường Làn Sóng Xanh. Lý do: anh Tú phàn nàn: “Kia là thằng nào? Sao trông nó khó chịu thế?”.
Thậm chí có những con ong còn “cả nghĩ” đến bần thần, mất ăn mất ngủ và coi mình như người có lỗi chỉ vì hôm nay thấy anh không vui. Hình như có thằng nào đó đã làm anh buồn mà mình không biết... Với nỗi “dằn vặt” ấy, nếu chú ong này mà đổ cho nguyên nhân là một người nào đó thì rất có thể một cuộc đâm chém sẽ xảy ra.
Tinh thần “nghĩa khí huynh đệ” này luôn phát sinh và nảy nở một cách mù quáng, bệnh hoạn như chính những lý do chém giết của chúng vậy. Các chiến sĩ trực tiếp giải quyết vụ Tuấn “lùn” đánh nhau với Phong “hồng”, Quyền “quí” cho biết: Tuấn “lùn” thường ngày chỉ giao du với khoảng 9-10 đồng đảng. Những kẻ “tâm phúc” này đều có số má và ong ve của riêng mình. Khi Tuấn “lùn” có “việc” thì các “đầu lĩnh” này đến và kéo theo những tên lâu la. Những lâu la đó lại móc nối với những nghịch tử khác.
Cứ như thế, đôi khi trong vòng nửa tiếng chúng dùng điện thoại và có thể triệu tập được nhiều chục tên đao búa. Những tên đó sẵn sàng giết người, sẵn sàng đi tù hoặc chết vì “giúp” một kẻ mà chúng không thân quen, thậm chí còn chưa biết mặt. Lý do duy nhất là: “Anh muốn thì phải làm!”.
- “... Anh có biết như thế là có thể phạm tội giết người không?
- Dạ có!
- Anh có biết giết người sẽ ngồi tù hoặc tử hình không?
- Dạ có!
- Người ta đe dọa, cướp bóc, đánh đập hay xúc phạm gì anh mà phải giết?
- Dạ không!
- Vậy tại sao anh lại quyết tâm hành hung người ta một cách nhẫn tâm?
- Dạ vì anh cháu bảo bọn nó coi thường anh ấy!
- Anh nào?
- Dạ anh T. là người chơi cùng nhóm bọn cháu!...”.
Trên đây là trích đoạn nội dung bản cung của một tên phạm tội cố ý gây thương tích ở Hải Phòng. Tên này đã khai báo rất thật rằng hắn cùng đồng bọn định giết người chỉ vì đại ca của bọn chúng nói rằng đã bị nạn nhân... coi thường.
Với Vinh “lì” thì đã gọi là anh có nghĩa là mình sẵn sàng “xuống đường” (chém giết) vì anh bất cứ lúc nào. Khi Dung “hà” chết, Giới “trâu” - đệ tử của thị - từ Sài Gòn về Hải Phòng tụ tập ba bốn chục chú ong để “lấy số”. Danh sách những đại ca cần phải lấy máu được Giới “trâu” đưa ra toàn những tay cộm cán khét tiếng, ong ve nhâu nhâu, khát máu tột độ. Đám ong ve của Giới “trâu” không lạ gì bọn này, thậm chí nghe tiếng chúng còn như nghe sấm dậy.
Thế nhưng chỉ trong vòng mấy tháng, những con ong ấy đã “chăm chỉ” chém giữa mặt, đâm thẳng bụng từng “quả núi” danh tiếng lẫy lừng ấy mà không hề run tay. Có được bản lĩnh đó chính là do huyết lệnh của đàn anh truyền xuống. Vinh “lì” bảo: đã là ý muốn của anh, đã có anh đứng đằng sau thì không còn kẻ nào đáng sợ nữa. Sự thần phục đại ca được giới giang hồ tuân thủ như tà giáo.
Chúng còn đón ý muốn của đại ca như đón khẩu dụ, thánh chỉ của hoàng thượng. Thanh “trọc”, một đàn em của đại ca Tú “mừng” ở phố Cái Dài, cũng từng đập chai đâm nát mặt một “thằng đeo kính Hong Kong và xích vàng quá to” ngồi ở bàn “VIP” trong vũ trường Làn Sóng Xanh. Lý do: anh Tú phàn nàn: “Kia là thằng nào? Sao trông nó khó chịu thế?”.
Thậm chí có những con ong còn “cả nghĩ” đến bần thần, mất ăn mất ngủ và coi mình như người có lỗi chỉ vì hôm nay thấy anh không vui. Hình như có thằng nào đó đã làm anh buồn mà mình không biết... Với nỗi “dằn vặt” ấy, nếu chú ong này mà đổ cho nguyên nhân là một người nào đó thì rất có thể một cuộc đâm chém sẽ xảy ra.
Tinh thần “nghĩa khí huynh đệ” này luôn phát sinh và nảy nở một cách mù quáng, bệnh hoạn như chính những lý do chém giết của chúng vậy. Các chiến sĩ trực tiếp giải quyết vụ Tuấn “lùn” đánh nhau với Phong “hồng”, Quyền “quí” cho biết: Tuấn “lùn” thường ngày chỉ giao du với khoảng 9-10 đồng đảng. Những kẻ “tâm phúc” này đều có số má và ong ve của riêng mình. Khi Tuấn “lùn” có “việc” thì các “đầu lĩnh” này đến và kéo theo những tên lâu la. Những lâu la đó lại móc nối với những nghịch tử khác.
Cứ như thế, đôi khi trong vòng nửa tiếng chúng dùng điện thoại và có thể triệu tập được nhiều chục tên đao búa. Những tên đó sẵn sàng giết người, sẵn sàng đi tù hoặc chết vì “giúp” một kẻ mà chúng không thân quen, thậm chí còn chưa biết mặt. Lý do duy nhất là: “Anh muốn thì phải làm!”.
“Làm anh khó lắm đấy!”
Tại một quán thịt chó trên đường mới mở từ An Đà ra đường bao trở nên ồn ào khác thường khi một toán thanh niên 13 người đi taxi bước vào. Vinh “lì” đứng bật dậy chào hỏi rất cung kính. Quay lại bàn hắn nói đó là anh Hòa “tắc”, nay là chủ hiệu cầm đồ. Hòa hiện là một trong những đại ca cộm cán với hàng trăm ong ve trung thành, thiện chiến...
Người đàn ông được giới thiệu có gương mặt lì lợm, kiệm lời, ngồi giữa một đám lâu la cô hồn. Vinh “lì” nói: yếu tố đầu tiên để trở thành một đại ca là bắt buộc phải có bản lĩnh, không biết sợ kẻ mạnh, không quị lụy, tham lam. Tuy nhiên để thật sự sở hữu được tính mạng của ong ve thì các đại ca phải biết cưu mang, hi sinh cho chúng.
Vinh “lì” khẳng định có thể xuống đường bất cứ lúc nào nếu anh Bính “chó” cần, vì trước đây Vinh thua bạc đã trót cầm xe của một sát thủ. Không có tiền để chuộc thì vừa mất tiếng vừa có thể mất mạng, Vinh “lì” tính chuyện đi cướp. Biết chuyện, Bính “chó” cho người chuộc xe, cứu Vinh mà không cần ghi nợ, thậm chí không cần cho Vinh biết. Khi về với Bính “chó”, Vinh “lì” thiếu tiền để “bay”, đánh bạc, ăn tiêu, mua điện thoại thì Bính “chó” đều chu cấp rất đầy đủ.
Vinh “lì” đã chứng kiến một thằng ong của Bính “chó” là Hải “bắn” vì xuống đường chém người giữ thể diện cho Bính “chó” mà phải đi tù. Bính “chó” cắt người thay phiên tiếp tế quà cáp, tiền bạc, quần áo... nuôi Hải “bắn” trong tù không thiếu thứ gì.
Trong trại, Hải “bắn” được Bính “chó” “thư từ điện tín” (nhắn tin) cho các đại bàng nâng đỡ nên Hải “bắn” lên số vù vù. Hết hạn, Hải “bắn” về bên Bính “chó” phục tùng như một cỗ máy, không chỗ nào không dám xông pha.
Các anh còn một nghĩa vụ lớn nữa là bảo vệ các em không bị kẻ khác bắt nạt. Tất nhiên việc này không khó vì các anh lại lấy máu nó rửa thù nó mà thôi. Ngoài những lúc cam go, hoạn nạn anh phải cưu mang thì hằng ngày anh phải lo cho các em ăn chơi, chat, bay, bia rượu, cá độ, cờ bạc và đâm chém. Việc của anh là lo tiền nong, tổ chức “sân chơi” cho các em.
Tuy nhiên các anh thời nay thường ở tuổi dưới 30, không vốn liếng lẫn khả năng hốt bạc nên “bầu sữa” nuôi ong ve cũng là mỡ nó rán nó. Ong ve của mỗi băng nhóm luôn có nhiều thành phần: giàu, nghèo, học sinh, lao động, lang thang, công tử, tù tội, nghiện ngập...
Nên có những thằng bám vào anh để có tiền ăn chơi nhưng cũng có nhiều kẻ đem tiền của nhà cấp cho anh. Xe @, Dylan, SH, lắc vàng, đôla... thậm chí xế hộp, nhà đất của bố mẹ cũng được các ong dâng hiến cho những cuộc ăn chơi trác táng của huynh đệ.
Ngoài nguồn này ra thì đại ca phải tổ chức “làm trường” (tổ chức đánh bạc) để xây dựng những “thùng tẩy” (tiền nhà cái) làm ngân sách chung. Để mở được sới bạc thì đại ca cần phải có đầu óc tổ chức, sự tinh quái nhất định. Sới bạc tuy không thể “cứng” để công khai, qui mô và ổn định như thời của Dung “hà” nhưng cũng phải biết làm bài (bịp bợm), xây dựng uy tín và đảm bảo trật tự. Những sới bạc kiểu này thường di động, chớp nhoáng và con bạc chủ yếu là giới giang hồ...
Có một yếu tố tối quan trọng khác để có thể làm trùm của lũ lâu la: sự tinh khôn ranh mãnh của những kẻ giang hồ. Đó là những màn kịch thể hiện “đức hi sinh”, lòng “bao dung độ lượng”, “trọng nghĩa khinh tài”, cứu vớt cưu mang đệ tử; kèm theo cách tung tin, thêu dệt đồn thổi danh tiếng của bản thân nhằm thu hút “anh hùng tụ nghĩa” và khuếch trương thanh thế.
Một trong những “lẽ sống” mà chúng cố tình xây dựng để truyền cho những thanh thiếu niên hư là: đã là giang hồ có số thì phải nuôi nhiều ong và đã là dân chơi thì phải có đàn, phải nằm dưới trướng một người anh danh tiếng nào đó...
Tại một quán thịt chó trên đường mới mở từ An Đà ra đường bao trở nên ồn ào khác thường khi một toán thanh niên 13 người đi taxi bước vào. Vinh “lì” đứng bật dậy chào hỏi rất cung kính. Quay lại bàn hắn nói đó là anh Hòa “tắc”, nay là chủ hiệu cầm đồ. Hòa hiện là một trong những đại ca cộm cán với hàng trăm ong ve trung thành, thiện chiến...
Người đàn ông được giới thiệu có gương mặt lì lợm, kiệm lời, ngồi giữa một đám lâu la cô hồn. Vinh “lì” nói: yếu tố đầu tiên để trở thành một đại ca là bắt buộc phải có bản lĩnh, không biết sợ kẻ mạnh, không quị lụy, tham lam. Tuy nhiên để thật sự sở hữu được tính mạng của ong ve thì các đại ca phải biết cưu mang, hi sinh cho chúng.
Vinh “lì” khẳng định có thể xuống đường bất cứ lúc nào nếu anh Bính “chó” cần, vì trước đây Vinh thua bạc đã trót cầm xe của một sát thủ. Không có tiền để chuộc thì vừa mất tiếng vừa có thể mất mạng, Vinh “lì” tính chuyện đi cướp. Biết chuyện, Bính “chó” cho người chuộc xe, cứu Vinh mà không cần ghi nợ, thậm chí không cần cho Vinh biết. Khi về với Bính “chó”, Vinh “lì” thiếu tiền để “bay”, đánh bạc, ăn tiêu, mua điện thoại thì Bính “chó” đều chu cấp rất đầy đủ.
Vinh “lì” đã chứng kiến một thằng ong của Bính “chó” là Hải “bắn” vì xuống đường chém người giữ thể diện cho Bính “chó” mà phải đi tù. Bính “chó” cắt người thay phiên tiếp tế quà cáp, tiền bạc, quần áo... nuôi Hải “bắn” trong tù không thiếu thứ gì.
Trong trại, Hải “bắn” được Bính “chó” “thư từ điện tín” (nhắn tin) cho các đại bàng nâng đỡ nên Hải “bắn” lên số vù vù. Hết hạn, Hải “bắn” về bên Bính “chó” phục tùng như một cỗ máy, không chỗ nào không dám xông pha.
Các anh còn một nghĩa vụ lớn nữa là bảo vệ các em không bị kẻ khác bắt nạt. Tất nhiên việc này không khó vì các anh lại lấy máu nó rửa thù nó mà thôi. Ngoài những lúc cam go, hoạn nạn anh phải cưu mang thì hằng ngày anh phải lo cho các em ăn chơi, chat, bay, bia rượu, cá độ, cờ bạc và đâm chém. Việc của anh là lo tiền nong, tổ chức “sân chơi” cho các em.
Tuy nhiên các anh thời nay thường ở tuổi dưới 30, không vốn liếng lẫn khả năng hốt bạc nên “bầu sữa” nuôi ong ve cũng là mỡ nó rán nó. Ong ve của mỗi băng nhóm luôn có nhiều thành phần: giàu, nghèo, học sinh, lao động, lang thang, công tử, tù tội, nghiện ngập...
Nên có những thằng bám vào anh để có tiền ăn chơi nhưng cũng có nhiều kẻ đem tiền của nhà cấp cho anh. Xe @, Dylan, SH, lắc vàng, đôla... thậm chí xế hộp, nhà đất của bố mẹ cũng được các ong dâng hiến cho những cuộc ăn chơi trác táng của huynh đệ.
Ngoài nguồn này ra thì đại ca phải tổ chức “làm trường” (tổ chức đánh bạc) để xây dựng những “thùng tẩy” (tiền nhà cái) làm ngân sách chung. Để mở được sới bạc thì đại ca cần phải có đầu óc tổ chức, sự tinh quái nhất định. Sới bạc tuy không thể “cứng” để công khai, qui mô và ổn định như thời của Dung “hà” nhưng cũng phải biết làm bài (bịp bợm), xây dựng uy tín và đảm bảo trật tự. Những sới bạc kiểu này thường di động, chớp nhoáng và con bạc chủ yếu là giới giang hồ...
Có một yếu tố tối quan trọng khác để có thể làm trùm của lũ lâu la: sự tinh khôn ranh mãnh của những kẻ giang hồ. Đó là những màn kịch thể hiện “đức hi sinh”, lòng “bao dung độ lượng”, “trọng nghĩa khinh tài”, cứu vớt cưu mang đệ tử; kèm theo cách tung tin, thêu dệt đồn thổi danh tiếng của bản thân nhằm thu hút “anh hùng tụ nghĩa” và khuếch trương thanh thế.
Một trong những “lẽ sống” mà chúng cố tình xây dựng để truyền cho những thanh thiếu niên hư là: đã là giang hồ có số thì phải nuôi nhiều ong và đã là dân chơi thì phải có đàn, phải nằm dưới trướng một người anh danh tiếng nào đó...
“Cao chất sống” nhưng thiếu chất người
Một trong những lý do khiến những giang hồ Hải Phòng luôn có số má cao hơn nơi khác đó chính là, theo cách chúng thường gọi, “sống có chất”. Có thể hiểu đó là tinh thần vì đồng đảng mà coi nhẹ tiền bạc; trung thành, tôn trọng sự cam kết lẫn nhau một cách mù quáng...
Giới nghiên cứu hình sự từng có nhận xét: nếu như các ổ nhóm hay cá nhân trong giới giang hồ nơi khác có thù oán thì chúng có thể thanh toán nhau bằng nhiều cách, không loại trừ cách đánh trộm hoặc mượn tay kẻ khác..., nhưng với giang hồ Hải Phòng thì chúng thường không nhờ đến pháp luật và không thèm đánh trộm. Các chiến sĩ đội H88 Công an Hải Phòng thừa nhận rằng những vụ trọng án do bọn côn đồ hung hãn gây nên, rất ít khi họ nhận được sự hợp tác của bên bị hại vì chúng thề với nhau thắng thua cũng không nhờ công an.
Vinh “lì” kể: ba tên phạm tội cướp và lĩnh án từ 15- 20 năm tù. Một tên trong đó có gia đình khá giả, bố mẹ, ông bà là cán bộ và gia đình có công cách mạng. Bản thân hắn cũng mới sa ngã nên gia đình thuê luật sư, làm đơn xin giảm án. Cuộc chạy vạy rất vất vả, tốn kém và được tòa cho xét xử phúc thẩm.
Khi tòa tuyên án giảm hình phạt tù cho hắn thì hắn đứng lên phản đối, nhận hết tội lỗi về mình và còn khai ra thêm nhiều vụ án khác. Hắn cố gắng làm sao để hình phạt của mình bằng hoặc hơn đồng bọn. Vinh “lì” giải thích: đã coi nhau như anh em, nay nhà nó có điều kiện lo riêng cho nó thì anh em không vui. Nó sợ hiểu lầm, sợ “mang tiếng”, “mất chất” nên cố gắng làm sao cho anh em hiểu...
Vinh “lì” kết luận: các anh càng cao chất sống thì càng ít tiền. Sống tham lam vơ vét bỏ túi riêng, chi ra cho anh em mà ky bo, tính toán thiệt hơn thì không bao giờ đứng vững trong giang hồ. Vì vậy nên tuy danh tiếng hay “công tích” các ông trùm ở Hải Phòng lừng lẫy hơn nơi khác nhưng tiền bạc thì không thể bằng. Trong thời điểm này các đại ca có thể lấy máu của hàng chục, hàng trăm ong ve nhưng chưa chắc đã có nổi một chiếc xe máy đẹp.
Có thể khinh tiền tài vì đồng đảng nhưng lại sẵn sàng chém giết người vô tội để cướp tiền của. Có thể hi sinh xương máu cho chiến hữu nhưng không bao giờ biết đến cha già, mẹ yếu và sẵn sàng bóc lột của những người sinh ra mình từng đồng bạc vụn. Những tên giang hồ ấy có “cao chất sống” đến đâu thì cũng không đủ chất làm người. Và như vậy chúng càng có số thì càng gắn chặt với lối sống mù quáng và bệnh hoạn để trở nên nguy hiểm hơn cho người thân và xã hội.
Là mảnh đất sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt nhưng Hải Phòng cũng bị xem là nơi rất “phát” về lĩnh vực giang hồ.
Ở nơi ấy, một số thanh thiếu niên đang nuôi giữ những niềm vui, những sở thích thật sự ghê rợn. Chúng muốn trở thành dân anh chị...
Một trong những lý do khiến những giang hồ Hải Phòng luôn có số má cao hơn nơi khác đó chính là, theo cách chúng thường gọi, “sống có chất”. Có thể hiểu đó là tinh thần vì đồng đảng mà coi nhẹ tiền bạc; trung thành, tôn trọng sự cam kết lẫn nhau một cách mù quáng...
Giới nghiên cứu hình sự từng có nhận xét: nếu như các ổ nhóm hay cá nhân trong giới giang hồ nơi khác có thù oán thì chúng có thể thanh toán nhau bằng nhiều cách, không loại trừ cách đánh trộm hoặc mượn tay kẻ khác..., nhưng với giang hồ Hải Phòng thì chúng thường không nhờ đến pháp luật và không thèm đánh trộm. Các chiến sĩ đội H88 Công an Hải Phòng thừa nhận rằng những vụ trọng án do bọn côn đồ hung hãn gây nên, rất ít khi họ nhận được sự hợp tác của bên bị hại vì chúng thề với nhau thắng thua cũng không nhờ công an.
Vinh “lì” kể: ba tên phạm tội cướp và lĩnh án từ 15- 20 năm tù. Một tên trong đó có gia đình khá giả, bố mẹ, ông bà là cán bộ và gia đình có công cách mạng. Bản thân hắn cũng mới sa ngã nên gia đình thuê luật sư, làm đơn xin giảm án. Cuộc chạy vạy rất vất vả, tốn kém và được tòa cho xét xử phúc thẩm.
Khi tòa tuyên án giảm hình phạt tù cho hắn thì hắn đứng lên phản đối, nhận hết tội lỗi về mình và còn khai ra thêm nhiều vụ án khác. Hắn cố gắng làm sao để hình phạt của mình bằng hoặc hơn đồng bọn. Vinh “lì” giải thích: đã coi nhau như anh em, nay nhà nó có điều kiện lo riêng cho nó thì anh em không vui. Nó sợ hiểu lầm, sợ “mang tiếng”, “mất chất” nên cố gắng làm sao cho anh em hiểu...
Vinh “lì” kết luận: các anh càng cao chất sống thì càng ít tiền. Sống tham lam vơ vét bỏ túi riêng, chi ra cho anh em mà ky bo, tính toán thiệt hơn thì không bao giờ đứng vững trong giang hồ. Vì vậy nên tuy danh tiếng hay “công tích” các ông trùm ở Hải Phòng lừng lẫy hơn nơi khác nhưng tiền bạc thì không thể bằng. Trong thời điểm này các đại ca có thể lấy máu của hàng chục, hàng trăm ong ve nhưng chưa chắc đã có nổi một chiếc xe máy đẹp.
Có thể khinh tiền tài vì đồng đảng nhưng lại sẵn sàng chém giết người vô tội để cướp tiền của. Có thể hi sinh xương máu cho chiến hữu nhưng không bao giờ biết đến cha già, mẹ yếu và sẵn sàng bóc lột của những người sinh ra mình từng đồng bạc vụn. Những tên giang hồ ấy có “cao chất sống” đến đâu thì cũng không đủ chất làm người. Và như vậy chúng càng có số thì càng gắn chặt với lối sống mù quáng và bệnh hoạn để trở nên nguy hiểm hơn cho người thân và xã hội.
Là mảnh đất sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt nhưng Hải Phòng cũng bị xem là nơi rất “phát” về lĩnh vực giang hồ.
Ở nơi ấy, một số thanh thiếu niên đang nuôi giữ những niềm vui, những sở thích thật sự ghê rợn. Chúng muốn trở thành dân anh chị...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét