Thể thao là thao luyện thân thể, khác với thể dục. Nếu thể dục là sự là sự luyện tập để cơ thể hoạt động điều hòa nhằm nâng cao sức khỏe thể chất, thì thể thao thường là những trò chơi cũng nhằm rèn luyện thân thể nhưng đôi khi có thao diễn,
thi đấu trước công chúng.
thi đấu trước công chúng.
Thể thao được chia ra từng bộ môn, có loại đồng đội (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, chạy tiếp sức,…), có loại cá nhân (điền kinh, bóng bàn, quần vợt,…). Tất cả các bộ môn thể thao phải theo luật thi đấu riêng.
Thể thao là một nét truyền thống của nền văn minh Hi Lạp, xuất hiện từ hơn hai ngàn năm trước, ngày nay phát triển phong phú, đa dạng, mạng lại cho con người những lợi ích rõ rệt.
Về mặt thể chất, thể thao mang lại những lợi ích hiển nhiên: cơ bắp nở nang, sức lực dồi dào, phản ứng nhanh nhẹn, tránh được đau ốm bệnh tật, rèn luyện một số kĩ năng.
Về mặt trí tuệ, thể chất tốt là điều kiện phát triển tinh thần, trí tuệ, giúp ta hiểu nhanh, nhớ lâu, luôn sang suốt, hoạt động tốt, đạt hiệu quả cao trong công việc. Đối với học sinh, tập luyện thể thao để cơ thể được cường tráng là một trong những nhân tố quyết định cho sự tiến bộ trong học tập.
Về mặt tâm hồn, thể thao rèn luyện cho ta những phẩm chất quý báu như lời ca ngợi của Henry Cochet: “Trong đời sống mới của chúng ta, tinh thần thể thao có thể là khẩu hiệu của một thứ triết lí, triết lí nâng cao những đức tính can đảm, kiên nhẫn, mạo hiểm và tinh thần đồng đội lên tầm cao của một định chế”.
Với những môn thể thao cá nhân trên sân tập người chơi luôn luôn cố gắng đạt kỷ lục ngày càng cao hơn với tinh thần thi đấu kiên trì, dũng cảm,…
Với những môn thể thao đồng đội, những phẩm chất ấy càng được phát huy. Trong một cuộc tranh giải một đội bóng đá tận sức vượt từ vòng sơ kết để lọt vòa vòng tứ kết, bán kết, thậm chí chung kết đã thể hiện rõ tinh thần dũng cảm vượt khó, tinh thần đồng đội đáng ngợi khen.
Những bộ môn thể thao được tổ chức nghiêm ngặc, có điều lệ cụ thể, đòi hỏi người tham dự phải hội đủ những phẩm chất nói trên, đã tạo cho người chơi một tinh thần. Đó là tinh thần thể thao.
Tinh thần thể thao được thể hiện ở sự cố gắng, sức chịu đựng, sự thẳng thắn, tính cương trực, biết trọng danh dự, thắng không kêu bại không nản, luôn luôn bình tỉnh vui vẻ, hòa nhã trong khi thi đấu.
Bên cạnh những lợi ích vừa nêu, thể thao cũng có những hạn chế nhất định về mặt thể chất, trí tuệ và tâm hồn.
Về mặt thể chất, luyện tập thể thao chuyên cần thì tốt. Nhưng say mê luyện tập quá độ có thể hại đến sức khỏe. Hơn nữa do yêu cầu luyện của từng môn thể thao, các bộ phận cơ thể phát triển không đồng đều nhau, đôi khi làm cho than thể bị lệch lạc.
Về mặt trí tuệ, than thể phát triển quá độ có thể lấn át trí tuệ. Nhiều học sinh giỏi thể thao, chỉ ăn khỏe, ngủ khỏe nhưng học thì lại lười kém. Vài môn thể thao mạnh bạo có thể làm tổn thương trí não, tổn thương thể xác khi gặp rủi ro trong luyện tập.
Về mặt tâm hồn, nhìn ở khía cạnh tiêu cực, đôi khi thể thao mang lại những tính xấu: kiêu ngạo, khoe khoang, đố kị, chỉ chuộng sức mạnh thể lực.
Những niềm ninh quanh saun mỗi trận đấu có thể làm cho người vận động viên sinh ra kêu ngạo. Có nhà vô địch thể thao cho mình là một loại thần tượng của công chúng, tự cho phép có những ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ, hành vi lố bịch. Chưa kể số khan giả xem những màn thi đấu mạnh bạo, họ điên cuồngvoox tay khích lệ khi một tuyển thủ đánh gục, đôi khi gây thương tật, chết chóc cho đối phương. Trong trường hợp này, quả thật thể thao mang tính vô nhân đạo.
Tóm lại, thể thao mang lại lợi ích nhiều mặt, nhưng con người thể thao nhất thiết phải có tinh thần thể thao, và hoạt động đó phải nhằm mục đích rèn luyện than thể, tạo niềm thông cảm giữa người với người, thay vì tôn vinh các nhân, kinh doanh trục lợi.
Ta nên coi thể thao chỉ là một hoạt động để rèn luyện thể chất và tâm hồn, một tâm hồn minh mẫn trong một thể chất tráng kiện.
Le Tan Phuoc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét